CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG “VĂN HOÁ ỨNG XỬ VÀ GIÁ TRỊ CỦA LÒNG BIẾT ƠN”

                                     

 

Thực hiện chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai về triển khai “Chiến dịch lòng biết ơn”, tiếp nối các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sáng ngày 19/12/2022, trường TH Lê Văn Tám – TP Lào Cai tổ chức chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống “Văn hoá ứng xử và giá trị của lòng biết ơn” cho 1350 học sinh với Chuyên gia giáo dục kỹ năng Nguyễn Lệ Thủy – Chuyên gia Viện CNGD&PTNNL. Tham dự chuyên đề có nhà giáo Phạm Trọng Hữu – cán bộ chuyên môn Phòng GD&ĐT cùng toàn thể các thầy cô giáo nhà trường và đại diện cha mẹ học sinh các lớp.

Hơn 1500 người cùng bị hút bởi tài năng diễn thuyết, tổ chức hoạt động của cô Nguyễn Lệ Thủy. Các em học sinh háo hức, phấn khởi tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế, thực hành giải quyết tình huống, hỏi đáp, trò chơi, bằng các câu chuyện trải nghiệm, … phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Năm kỹ năng quan trọng được truyền tải thông qua quy tắc bàn tay như: Kỹ năng giao tiếp ứng xử với 5 nguyên tắc “Xin chào – Xin cảm ơn – Xin lỗi – Xin phép – Xin mời”.

 

Cô Nguyễn Lệ Thủy – Chuyên gia Giáo dục kĩ năng – Viện công nghệ GD&PT nguồn nhân lực

Lòng biết ơn” là cụm từ chúng ta vẫn thường nhắc tới và mỗi người Việt đều coi lòng biết ơn như là một nét đẹp truyền thống, một nét văn hóa của người Việt, lòng biết ơn luôn mang một giá trị nhân văn sâu sắc như là tấm lòng giữa con người với nhau. Hôm nay, các em học sinh trường Lê Văn Tám được trải nghiệm lòng biết ơn thông qua các tình huống, các mẩu chuyện có thực về sự hy sinh của cha mẹ, thầy cô cho các bạn học sinh cùng trang lứa trên mọi miền Tổ quốc. Không chỉ các em mà mỗi người tham dự buổi hôm nay đã nhận ra rằng, ai cũng có một cội nguồn để nhớ về, để nâng niu và trân trọng. Các em cũng hiểu được rằng, lòng biết ơn không phải ai cũng có thể làm được. Có rất nhiều người đã chà đạp lên thành quả của xã hội, không coi trọng những gì mình đang có điều đó đồng nghĩa với việc không coi trọng lòng biết ơn.

Đã có những tiếng khóc nức nở, đã có những dòng lệ rơi, các em đã có một buổi học đầy ý nghĩa, hiểu mình hơn, hiểu những giá trị cốt lõi của cuộc sống hơn và có những khát khao muốn trở thành một con người sống với lòng biết ơn và trái tim nhân hậu. Và rất nhiều tâm sự, cảm xúc của các em muốn được nói với thầy cô và cha mẹ. Những lời nói đầy nghẹn ngào: “Mẹ con phải đi chợ từ sớm đến tối muộn mới về, mẹ rất vất vả, hôm nay con sẽ về nói với mẹ là con yêu mẹ, câu đó con chưa nói với mẹ lần nào”, “Cô ơi, con cảm ơn cô đã giúp con trong lúc con khó khăn nhất”….

 

 

 

Những giọt nước mắt, những dòng lệ rơi của học sinh Lê Văn Tám

Từ ý thức, đến hành vi cử chỉ và hành động, các thầy cô giáo của Tiểu học Lê Văn Tám tin rằng, mỗi học sinh sau khi được tham dự chuyên đề này sẽ hiểu được những điều đẹp đẽ đầy ý nghĩa mà lòng biết ơn đem lại, biết thể hiện lòng biết ơn không những chỉ bằng thái độ sống mà còn bằng cả những việc làm cụ thể hàng ngày… mong ước mang lại niềm vui cho bố mẹ, thầy cô… bằng những thành tích rèn luyện và học tập của chính mình.

 

 

Các em học sinh nói lời biết ơn với cha mẹ, với thầy cô giáo

 

Chuyên đề giáo dục kỹ năng sống “Văn hoá ứng xử và giá trị của lòng biết ơn” cũng là lời tri ân của các em học sinh, thầy cô giáo nhà trường với những anh hùng liệt sỹ đã hy sinh cho Tổ Quốc Việt Nam hôm nay nhân dịp 22/12. Những lời nói, cử chỉ, hành động đẹp để thể hiện văn hóa ứng xử của mỗi thành viên trường tiểu học Lê Văn Tám sẽ tiếp tục được thực hành để xây dựng trường học văn minh và hạnh phúc.

Một số hình ảnh buổi chuyên đề

 

 

 

 

      

 

 

                   

  

 

 

 

 

(Người viết: Bùi Thị Kim Chi – TH Lê Văn Tám)

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *